nhung-nghe-nhan-thoi-hon-vao-da

Những nghệ nhân thổi hồn vào đá

Đỗ Thảo 08/05/2019

   Trong chúng ta chắc ai cũng đã từng đứng hàng giờ nhìn ngắm những bức tượng Phật, những công trình nghệ thuật được tạc trên những khối đá vô tri, những bức tượng được qua bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng đá thổi hồn cho những phiến đá lạnh lẽo kia mang hơi thở của cuộc sống. Cũng bắt đầu từ đó làng đá Non Nước được ghi tên trên bản đồ nghệ thuật điêu khắc đá thế giới.

Thổi hồn vào đá ở NgÅ© Hành SÆ¡n    Nằm dưới chân núi thủy Sơn. làng đá mỹ nghệ Non Nước được tạo nên đẹp như một bức tranh. Với từng khu từng khu trưng bày sản phẩm đá nghệ thuật như khu vườn ượng với đầy đủ hình dạng từ tượng Phật, tượng thiếu nữ, tượng con giống, và có cả những bức tượng mang phong cách Chăm pa độc đáo ....

   Làng đá mỹ nghệ được hình thành từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ thứ XVIII. Ông tổ nghề đá là một người quê gốc ở Thanh Hóa, tên cụ là Huỳnh Bá Quát. Cụ là người đã có công mang nghề đá từ Thanh Hóa vào Đà Nẵng và gây dựng nên làng đá Non Nước hiện nay.

   Theo những nghệ nhân ở đây cho biết, để đảm bảo việc làm ra những sản phẩm hoàn hảo nhất mà vẫn không ảnh hưởng đến môi trường như khói bụi và tiếng ồn thì những cơ sở cưa cắt đá khối tạo ra hình dáng ban đầu của sản phẩm được làm trong khu quy hoạch cách khu danh lam Ngũ Hành 1 km. đến khi chế tác giao đoạn cuối cùng đưa sản phẩm đi khắp cả nước mới được thực hiện xung quanh khu danh thắng .

   Theo các cụ cao niên trong làng kể lại trước kia làng đá có rất ít gia đình theo nghề đá vì sản phẩm chủ yếu làm là những vật dụng dùng trong sinh hoạt như chày ,cối, ... cho đến thế kỷ thứ XIX triều Nguyễn cho xây dựng lăng tẩm lúc đó nghề đá mới có điều kiện phát triền . Một số nghệ nhân làng đá có tay nghề giỏi được triều đình đưa vào cung và phong hàm cửu phẩm . một số thì được khắp nơi mời đi làm việc.

   Trước khi nguyên liệu làng đá chủ yếu được khai thác trong dãy Ngũ Hành Sơn các loại đá cao chủ yếu là đá cẩm thạch, có rất nhiều màu sắc như đỏ đen trắng, chất đá mịn đẹp dễ tạc, nhưng do nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt nên đến năm 1990 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định dừng khai thác đá , nên làng nghề phải nhập đá từ nơi khác về để sản xuất.

 .

   Làng đá Non Nước cũng trải qua thăng trầm nhiều năm nhưng với tình yêu với đá, tình yêu với nghề, người thợ chịu cực nhọc đổ những giọt mồ hôi mặn chát tạo nên những tác phẩm nghệ thuật nên nghề đá mới phát triển để có được ngày hôm nay. Về làng Non Nước đâu đâu cũng thấy tính cắt gọt, đục đẽo vang lên khắp làng nghề. Để tạo ra được một tác phẩm ưng ý người nghệ nhân luôn phải làm mới ý tưởng, kết hợp hài hòa yếu tố thẩm mỹ cộng với một đôi tay tài hoa mới làm được.

 

   Nhiều nghệ nhân ở Ngũ Hành Sơn chia sẻ thêm, do ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Champa từ Thánh địa Mỹ Sơn, làng đá mỹ nghệ là sự giao thoa một cách hài hòa của hai nền văn hóa Việt Cổ và Champa.

   Điều này đã tạo nên dòng chảy phong phú cả về sự sáng tạo lẫn hình tượng nghệ thuật để mang đến những tác phẩm đầy sức sống theo thời gian. Mỗi tác phẩm không chỉ được đục đẽo, mài gọt bằng bàn tay khéo léo, đôi mắt tinh anh, mà ở đó, người nghệ nhân còn gửi gắm tình cảm và thổi hồn sức sống cho “đứa con” của mình.

    Nói đến làng Nghề Non Nước người dân ở đây rất tự hào bởi nơi đây ẩn chứa các lớp lịch sử, văn hóa trong từng công đoạn của nghề, sản phẩm và đây không chỉ là bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa, đời sống tinh thần của người dân địa phương và còn niềm vinh danh đất Việt. Tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước có nhiều nghệ nhân nổi tiếng, nhiều gia đình có tới bảy tám thế hệ làm nghề điêu khắc đá. Có thể nói, mỗi tác phẩm điêu khắc là một thành quả lao động kỳ công của những bàn tay tài hoa và cần  mẫn 

   Nơi đây từng  tác phẩm lấy cảm hứng từ sự hội tụ của những khối cây cổ thụ. Những khối cây này biểu tượng cho sự cộng hưởng sức mạnh với muôn vàn các cột rễ xuất phát từ lòng đất, đan cài, tương hợp với nhau tạo nên sức mạnh khổng lồ đang vươn lên kiêu hãnh và giãn nở trong không gian mới. Từ đó, làng đá Non nước thêm một lần nữa, đưa nét tài hoa người Việt vươn ra thế giới!

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN