101-mau-thiet-ke-mo-phan-luu-y-bat-buoc-phai-biet-neu-khong-muon-that-bai

(+101-) mẫu thiết kế mộ phần & lưu ý bắt buộc phải biết nếu không muốn thất bại.

Đá Tự Nhiên NB 31/07/2024

Phong thuỷ mộ phần không phải là mê tín mà đó là bộ môn khoa học dựa trên kinh nghiệm sống và các nghiên cứu về sự tương tác của tự nhiên với đời sống con người bao gồm cả lăng mộ. Thiết kế mộ phần phải tuân theo các quy tắc phong thủy về kích thước và trật tự ngôi thứ, về ổn định sinh khí và thẩm mỹ, kết cấu xây dựng... xin mời tham khảo bài viết sau

DANH MỤC BÀI VIẾT. 

1. Sự khác nhau giữa mộ phần và lăng mộ.

2. Vì sao phải có thiết kế mộ phần trước khi xây dựng?

3. Các nguyên tắc cơ bản về thiết kế mộ phần phải biết.

4. Hình ảnh các mẫu lăng mộ đá đẹp và tiêu biểu

5. Các mẫu mộ phần được yêu thích nhất năm 2024

6. Cây xanh trong lăng mộ phần tạo phong thủy cảnh quan.

7. Datunhiennb - thiết kế, thi công trọn gói mộ phần. Uy tín, chuyên nghiệp. 

1. Sự khác nhau giữa mộ phần và lăng mộ.

Trong Thiết kế mộ phần chia thành mộ phần và lăng mộ, mộ phần là nơi an nghỉ của một người mất (cũng có thể là hai người mất nếu là vợ chồng), lăng mộ là nơi an nghỉ của nhiều người mất trong một gia đình hoặc một dòng họ. Cụ thể

► Lăng mộ dòng tộc là nơi an nghỉ của cả một dòng họ do vậy thường rất lớn, có những nơi lên tới cả trăm ngôi mộ. Nhiều thế hệ, nhiều chi khi có người mất thì đều được đưa về trong lăng mộ này để an táng. 

Lăng mộ chi tộc là lăng mộ của một nhánh/ một chi cho một dòng họ. Ví dụ họ nguyễn có nhiều con cháu, mỗi người đi làm ăn xa ở một tỉnh nào đó và lập ra một chi nhánh ở đó, tất cả con cháu về sau của người này ở nơi ấy sẽ lập ra một nghĩa trang.

► Lăng mộ tổ là nơi an nghỉ của người cao nhất trong dòng họ, lăng mộ tổ thường chỉ có một ngôi (ít nơi có đủ hai ngôi bởi lâu năm nên thường thất lạc). Mộ tổ thường to nhất trong các dòng mộ và thường là mộ tròn.

2. Vì sao phải có thiết kế mộ phần trước khi xây dựng?

Xây dựng mộ phần nhất thiết phải có thiết kế và phải được lên kế hoạch cẩn thận để mọi việc được suôn sẻ hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có, vì sao?

► Thiết kế mộ đá phần phối cảnh và thiết kế chi tiết kỹ thuật: 

  • Một bản thiết kế kỹ thuật đầy đủ sẽ chỉ rõ kích thước từng phần chi tiết của mộ đá như độ dày các tấm đá, độ dài độ rộng của từng chi tiết, chiều cao tổng thể để gia chủ có thể cân đối với hiện trạng khu đất hoặc phần mộ có sẵn (nếu cải tạo mộ cũ)
  • Một bản phối cảnh 3D để gia chủ có thể hình dung về tỷ lệ dài rộng, tỷ lệ hình học xem đã cân đối chưa. Bản phối cảnh cũng giúp chủ nhà dễ hình dung ra toàn bộ cảnh quan xung quanh đã phù hợp với thiết kế khác. Nói cách khác, bản phối cảnh chính là hình ảnh mộ đá sau khi xây dựng hoàn thành.

► Thiết kế mộ đá để tính trọng lượng và kết cấu chịu lực.

  • Thiết kế cũng giúp gia chủ tính toán được trọng lượng của mộ đá, từ đó lên các giải pháp móng mộ cho đảm bảo (đặc biệt với việc cải tạo mộ cũ)
  • Thiết kế mộ đá cũng giúp chỉ rõ phương pháp kết nối giữa các chi tiết của mộ đá, phương pháp kết nối mộ và móng mộ để đảm bảo không bị lún nứt và bền vững tuyệt đối.

► Thiết kế mộ đá để làm căn cứ nghiệm thu.

  • Thiết kế để đảm bảo không có sự nhầm lẫn bởi các chuyên gia tư vấn thiết kế không phải là người trực tiếp làm mộ, bản vẽ sẽ được chuyển xuống cho các tổ đội thợ thi công dưới nhà xưởng do vậy bản vẽ chi tiết giúp tránh nhầm lẫn.
  • Thiết kế mộ đá cũng để làm căn cứ khi lắp đặt. Khi chúng tôi mang mộ đá tới, gia chủ có thể dựa vào bản thiết kế để đo đạc sản phẩm thực tế đã được thi công đúng thiết kế hay chưa.

3. Các nguyên tắc cơ bản về thiết kế mộ phần phải biết.

Như đã nói ở trên, trong Thiết kế mộ phần có những nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo để đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ, phong thủy và kết cấu (tùy từng loại đất như đất mượn, đất liền thổ, đất ruộng ... mà chúng ta đưa ra các phương án xây dựng nền móng cho đảm bảo). Xin tóm tắt một số yêu cầu cơ bản nhất trong bài viết này.

3.1: Tuân thủ kích thước lỗ ban

► Thước lỗ ban có 3 loại, chúng ta sử dụng thước Đinh Lan 38.8 để đo cho mộ phần. Toàn bộ kích thước mộ phần, lăng thờ, lối đi, cổng... đều tuân theo bộ thước này.

► Tỷ lệ ngang rộng của các hạng mục cũng nên cân đối để tạo ra một ngôi mộ hài hòa, không quá dài hay quá vuông, quá cao hoặc quá thấp.

3.2: Đảm bảo trật tự ngôi thứ.

► Người có vai vế cao thì ở trên, gần nhất với lăng thờ chung và người có vai vế nhỏ hơn thì ở dưới. Nếu diện tích không cho phép thì người có vai vế nhỏ hơn mộ phải thấp hơn (không nên thấp quá nhiều tạo ra sự lô nhô, mất đồng đều). 

► Trong một khu lăng mộ chỉ nên sử dụng duy nhất một mẫu mộ và tối đa không quá 3 loại kích thước

► Hạn chế tối đa việc góc của các ngôi mộ nọ chiếu thẳng vào ngôi mộ kia. Sự thẳng hàng, ngay ngắn giữa các ngôi mộ trong lăng nên được chú trọng.

3.3: Tránh lộn xộn, mất sinh khí. 

► Không nên thiết kế quá nhiều lối đi trong lăng mộ tránh việc đi lại nhiều trong lăng. Trong thiết kế chỉ nên để một lối vào duy nhất để thắp hương và lần lượt đi các mộ, đây là chốn yên nghỉ của gia tiên cần phải được yên tĩnh và thanh tịnh.

► Không nên thiết kế các cửa quá lớn và thiếu cuốn thư, điều này khiến sinh khí trong lăng bị hao tán, tà khí xâm nhập khiến lăng mộ thiếu đi sự ấm cúng, linh thiêng vốn phải có.

► Không nên đặt quá nhiều vật thờ trong lăng (cây cối, linh vật, đá trang trí, đèn, vật phẩm thờ ...) tạo nên sự lộn xộn, lắt nhắt. Đây là chốn phụng thờ, cần sự tôn nghiêm và trang trọng, yên tĩnh.

3.4: Đảm bảo thẩm mỹ, cảnh quan đối xứng.

► Nguyên tắc đầu tiên trong thiết kế lăng mộ gia đình là sự đối xứng, nghĩa là hai bên trái phải của lăng phải giống nhau. 

► Cây xanh và vật phẩm trong lăng cũng nên có xu hướng thấp dần ra phía cổng để tạo sự tôn nghiêm của chính lăng thờ chung cao nhất. Tạo điểm nhấn cho trung tâm của khu lăng là long đình và hai mộ cao nhất.

► Các cây trồng trong lăng phải được nghiên cứu kỹ để vừa đảm bảo phong thủy, ít phải chăm sóc, dễ cây không quá mạnh để ăn vào phần mộ và nên có tán mát để che nắng mưa cho lăng, cân bằng âm dương.

3.5: Đảm bảo công năng sử dụng, giữ vệ sinh. 

► Khu lăng mộ nếu có thể nên thiết kế một ghế nhỏ bằng đá (có bàn sắp lễ sẽ lý tưởng hơn) để thuận tiện cho người già tới hành lễ, tạo không gian ấm cúng gần gũi cho con cháu năng đi lại nhiều hơn. 

► Khu lăng mộ gia đình cũng nên bố trí khu hóa vàng hoặc lò hóa vàng để tránh tàn bay mất vệ sinh, không nhất thiết phải to bởi hóa vàng tại lăng mộ thường là tiền vàng với số lượng nhỏ.

4. Hình ảnh các mẫu lăng mộ đá đẹp và tiêu biểu

 

5. Các mẫu mộ phần được yêu thích nhất năm 2024

Trong Thiết kế mộ phần người ta thường quan tâm hàng ưu tiên đầu là chất lượng bền vững, sau đó là đến kiểu dáng đẹp mang lại giá trị thẩm mỹ cao và thứ 3 là đáp ứng các yêu cầu về phong thủy. Xin giới thiệu các bộ mộ phần mới nhất 2024

► Mộ đá đơn.

(Mộ đá đơn - chất liệu mộ đá Granite)

(Mộ đá đơn - chất liệu mộ đá xanh rêu, xanh đen)

► Mộ đá đôi.

► Mộ đá có mái.

► Mộ đá không mái.

6. Cây xanh trong lăng mộ phần tạo phong thủy cảnh quan.

Có rất nhiều kiến thức liên quan tới trồng cây gì trong lăng mộ, như đã nói ở trên liên quan tới phong thủy, tới cảnh quan và tới sự an toàn của mộ phần. Để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này, chúng tôi đã có một bài viết riêng chia sẻ với quý vị, mời quý vị xem TẠI ĐÂY.

7. Datunhiennb - thiết kế, thi công trọn gói mộ phần. Uy tín, chuyên nghiệp. 

Công ty Cổ Phần Đá Tự nhiên NB có trụ sở chính tại số 102 Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội và hệ thống nhà xưởng khắp ba miền từ Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Ninh Bình. Chúng tôi nhận tư vấn và thiết kế miễn phí, thi công và lắp đặt các công trình đá tự nhiên cao cấp, các công trình tâm linh như Thiết kế mộ phần nguyên khối, mộ đá tam cấp, mộ đá các loại, Biển hiệu đáđá xây dựngđá nội ngoại thấtbiệt thự cao cấptượng phật bằng đá, tượng đácon giống đá, non bộ tiểu cảnh sân vườnnhà thờ và từ đường đình chùamộ và lăng mộ đá, cùng các công trình đá tự nhiên khác. Niềm tin của Quý khách là món quà vô giá mà chúng tôi luôn cố gắng hết mình gìn giữ bằng cái "tâm" của người làm nghề.