top-15-mau-khu-lang-mo-dep-7-quy-tac-phong-thuy-can-phai-biet

{top 15++} mẫu khu lăng mộ đẹp -> 7 quy tắc phong thủy cần phải biết.

Đá Tự Nhiên NB 25/04/2024

Khu lăng mộ là nơi an nghỉ của nhiều người mất, là chốn linh thiêng của dòng họ có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của con cháu do vậy phải được thiết kế bài bản theo các quy tắc phong thủy chuẩn mực. Điều này vừa giúp tránh tai ương mà vẫn đảm bảo sự trang nghiêm, uy linh và sự thanh thoát, đảm bảo các công năng riêng của từng hạng mục trong khu lăng mộ.

DANH MỤC BÀI VIẾT.

1. Sự khác nhau giữa khu lăng mộ dòng họ và khu lăng mộ tổ.

2. Các hạng mục thường có trong khu lăng mộ.

3. Top 7++ lưu ý khi thiết kế các khu lăng mộ.

4. Các kiểu dáng trong thiết kế xây dựng lăng mộ.

5. Chất liệu phổ biến nhất trong xây dựng lăng mộ

6. Những kinh nghiệm khi thiết kế xây dựng lăng mộ.

7. Datunhiennb - đơn vị chuyên tư vấn thiết kế miễn phí xây dựng lăng mộ.

1. Sự khác nhau giữa khu lăng mộ dòng họ và khu lăng mộ tổ.

Như đã nói ở trên, khu lăng mộ là nơi an nghỉ của tập thể hoặc cá nhân tùy từng trường hợp. Hiện nay phổ biến nhất là các khu lăng mộ của dòng tộc, các lăng mộ của các CHI tách ra từ dòng tộc. Bên cạnh lăng mộ tập thể cũng có một số nơi xây dựng các lăng mộ tổ thành các khu quy mô và uy nghiêm, trong đó thường chỉ có từ 1 đến 2 mộ còn lại là các công trình phụ trợ. 

2. Các hạng mục thường có trong khu lăng mộ.

► Lăng thờ chung: Đây là không gian thờ cúng có chức năng như nhà thờ họ của người sống. Đây là nơi thờ cúng thần linh, nơi tế lễ gia tiên mỗi khi trong khu lăng có sự kiện (giỗ, nhập trạch, tế lễ...). Các vong linh trong khu lăng đều có mộ phần riêng do vậy đây chỉ là nơi tập trung tế lễ khi có việc chứ không phải là nơi ở của các cụ.

► Lư hương đá: Thường xuất hiện trong khu lăng mộ để tạo sự tôn nghiêm, là nơi thờ cúng thần linh. Lư hương có ý nghĩa như một sự kết nối giữa trời và đất, giữa con người và thần linh, giữa gia tiên và con cháu. Lư thường có 3 chân (tượng trưng cho tam bảo) và có hai loại như tai rồng và tai mây, lư tròn lư vuông với đủ các mầu sắc vàng trắng đen đỏ...

► Đèn đá. Đây là hạng mục trang trí tạo nên sự tôn nghiêm của khu lăng mộ, đèn đá còn có tên gọi là đèn tế thiên, thường đứng cạnh lư hương và được thắp nến hoặc đèn điện bên trong mỗi khi hành lễ.

► Hạc đá: Đây là linh vật phong thủy, thường đứng trước long đình để bái tổ tiên. Hạc đá hay còn gọi là hạc chầu tiên tổ thường đi theo đôi có đầu hướng về phía lăng thờ chính nơi thờ cúng thần linh gia tiên.

► Bàn lễ đá: Là nơi đặt các đồ lễ trước khi vào thắp hương tại lăng thờ chung. Bàn lễ thường đứng trước lư hương và đèn đá, nơi đây thường đặt các lọ hoa, mâm bồng, chân nến... và các vật phẩm tế lễ.

 

► Cuốn thư đá: Mang ý nghĩa chấn tà, cuốn thư thường đứng ngay trước cổng lối vào các khu lăng mộ. Cuốn thư có loại vuông, loại có hai trụ đèn, loại rồng với hoa văn chữ Phúc phía trước (dùng phúc đức tổ tiên chống tà) và chữ Đức phía sau (với ý nghĩa tích đức trong lăng)

 

► Trụ cổng bằng đá; Trong phong thủy trụ cổng được ví như hai vệ sỹ đứng canh cổng bảo vệ sự bình yên của mộ phần gia tiên. Tùy từng diện tích đất mà người ta có thể dùng trụ đơn, tứ trụ, có mái hoặc không, cổng tam quan....

 

► Hàng rào đá. Là hạng mục biên giới đất, là lớp bảo vệ đầu tiên của khu lăng mộ nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của tà khí, của gia súc làm ảnh hưởng đến khu lăng mộ. Lan can có rất nhiều loại cao thấp to nhỏ, hoa văn phong phú đa dạng...

 

  

► Linh vật bằng đá. Đây là các linh vật bảo vệ thường đứng ngay cửa lăng trước lối lên xuống, linh vật này có thể là nghê đá, voi đá, chó đá, sư tử đá hoặc là kỳ lân đá.

3. Top 7++ lưu ý khi thiết kế các khu lăng mộ.

Lưu ý về Kích thước

→ Thước lỗ ban có 3 loại, chúng ta sử dụng thước Đinh Lan 38.8 để đo cho mộ phần. Toàn bộ kích thước mộ phần, lăng thờ, lối đi, cổng... đều tuân theo bộ thước này. 

→ Tỷ lệ ngang rộng của các hạng mục cũng nên cân đối để tạo ra một ngôi mộ hài hòa, không quá dài hay quá vuông, quá cao hoặc quá thấp.

Lưu ý về trật tự ngôi thứ: 

→ Người có vai vế cao thì ở trên, gần nhất với lăng thờ chung và người có vai vế nhỏ hơn thì ở dưới. Nếu diện tích không cho phép thì người có vai vế nhỏ hơn mộ phải thấp hơn (không nên thấp quá nhiều tạo ra sự lô nhô, mất đồng đều). 

→ Trong một khu lăng mộ chỉ nên sử dụng duy nhất một mẫu mộ và tối đa không quá 3 loại kích thước

→ Hạn chế tối đa việc góc của các ngôi mộ nọ chiếu thẳng vào ngôi mộ kia. Sự thẳng hàng, ngay ngắn giữa các ngôi mộ trong lăng nên được chú trọng.

Lưu ý về vị trí mộ của Nam và nữ

→ Theo quan niệm phong thủy, việc đặt vị trí mộ phải theo quy tắc "nam tả, nữ hữu" điều này có ý nghĩa đảm bảo sự cân bằng giữa âm và dương. Đây là quan niệm theo thuyết Bàn Cổ - thuyết cổ xưa của Trung Hoa.

→ Việc xác định vị trí nam nữ căn theo hướng đi vào tức là theo hướng của người đứng thắp hương, theo đó Nam (tượng trưng cho mặt trời - dương khí) sẽ ở bên tay phải, nữ (tượng trưng cho mặt trăng - âm khí) sẽ bên tay trái. Vị trí đúng như hình minh họa bên dưới.

► Lưu ý về sắp xếp các hạng mục.

→ Không nên thiết kế quá nhiều lối đi trong lăng mộ tránh việc đi lại nhiều trong lăng. Trong thiết kế chỉ nên để một lối vào duy nhất để thắp hương và lần lượt đi các mộ, đây là chốn yên nghỉ của gia tiên cần phải được yên tĩnh và thanh tịnh.

→ Không nên thiết kế các cửa quá lớn và thiếu cuốn thư, điều này khiến sinh khí trong lăng bị hao tán, tà khí xâm nhập khiến lăng mộ thiếu đi sự ấm cúng, linh thiêng vốn phải có.

→ Không nên đặt quá nhiều vật thờ trong lăng (cây cối, linh vật, đá trang trí, đèn, vật phẩm thờ ...) tạo nên sự lộn xộn, lắt nhắt. Đây là chốn phụng thờ, cần sự tôn nghiêm và trang trọng, yên tĩnh.

Lưu ý về cảnh quan/ đối xứng. 

→ Nguyên tắc đầu tiên trong thiết kế lăng mộ gia đình là sự đối xứng, nghĩa là hai bên trái phải của lăng phải giống nhau. 

→ Cây xanh và vật phẩm trong lăng cũng nên có xu hướng thấp dần ra phía cổng để tạo sự tôn nghiêm của chính lăng thờ chung cao nhất. Tạo điểm nhấn cho trung tâm của khu lăng là long đình và hai mộ cao nhất.

→ Các cây trồng trong lăng phải được nghiên cứu kỹ để vừa đảm bảo phong thủy, ít phải chăm sóc, dễ cây không quá mạnh để ăn vào phần mộ và nên có tán mát để che nắng mưa cho lăng, cân bằng âm dương.

Lưu ý về công năng/ giữ gìn vệ sinh.

→ Khu lăng mộ nếu có thể nên thiết kế một ghế nhỏ bằng đá (có bàn sắp lễ sẽ lý tưởng hơn) để thuận tiện cho người già tới hành lễ, tạo không gian ấm cúng gần gũi cho con cháu năng đi lại nhiều hơn. 

→ Khu lăng mộ gia đình cũng nên bố trí khu hóa vàng hoặc lò hóa vàng để tránh tàn bay mất vệ sinh, không nhất thiết phải to bởi hóa vàng tại lăng mộ thường là tiền vàng với số lượng nhỏ.

Lưu ý về cây xanh/ chủng loại cây.

Việc trồng cây trên lăng mộ đá có rất nhiều điều phải lưu ý không thể trình bầy hết trong bài viết này. Xin mời quý vị tham khảo riêng một bài viết khác về trồng cây TẠI ĐÂY

4. Các kiểu dáng trong thiết kế xây dựng lăng mộ.

Kiểu dáng truyền thống với hoa văn điêu khắc.

Kiểu dáng hiện đại với các đường nét khỏe khắn, chắc chắn.

5. Chất liệu phổ biến nhất trong xây dựng lăng mộ.

Hiện nay có khá nhiều lựa chọn khi xây dựng khu lăng mộ cho gia tiên, có thể sử dụng vật liệu gạch, vật liệu đá hay sự kết hợp giữa vật liệu đá và gạch ví dụ như mộ đá, tường rào gạch. 

6. Những kinh nghiệm khi thiết kế xây dựng lăng mộ.

► Lưu ý về THẾ

Trong thiết kế khu lăng mộ chính là vị trí của thửa đất đó trong tổng thể hình dáng chung của khu vực. Có những ngôi mộ an táng vào đúng vị trí đẹp của khu nghĩa trang, đúng vị trí long mạch, đầy sinh khí của khu vực thì con cháu đời đời no đủ và ngược lại. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có được vị trí đẹp do đó người làm phong thủy phải biết lựa chọn và đưa ra các phương án tối ưu nhất để duy trì sinh khí, kích sinh khí và hạn chế tối đa (tán tà khí) ra bên ngoài, hạn chế các góc xấu, góc chết chiếu vào khu lăng

► Lưu ý về HÌNH

Trong trong thiết kế lăng mộ chính là hình dáng của thửa đất đó trong tổng thể hình dáng chung của khu vực. Có thể thửa đất đó có hình tròn, vuông, chữ nhật, lục lăng, elip... người quy hoạch trước tiên phải lắng nghe mong muốn của gia đình, tìm hiểu trật tự ngôi thứ trong lăng mộ dự kiến xây để đưa ra các phương án thiết kế phù hợp. Hóa giải các góc chết, các góc xấu, hướng xấu... sắp xếp các vị trí huyệt mộ, các vị trí hạng mục khác như lăng thờ chung, cây xanh, bàn lễ, lối đi... sao cho chuẩn về phong thủy, tiện về công năng sử dụng không tạo ra sự lộn xộn và đẹp về cảnh quan là yêu cầu bắt buộc đối với công tác khảo sát lập thiết kế lăng mộ.

► Lưu ý về CẢNH QUAN.

Cảnh quan là yếu tố quan trọng nhất khi thiết kế xây dựng lăng mộ. Cảnh quan chính là bố trí nội bộ khu lăng, khâu mục này đòi hỏi nhiều nhất kinh nghiệm và kiến thức phong thủy. Trong phần này phải đáp ứng được các yêu cầu sau: 

→ Đảm bảo được vị trí ngôi thứ và kích thước (thước lỗ ban) mỗi loại mộ phần. Ông bà tổ tiên thì ở trên, con cháu ở dưới, kích thước cân đối hài hòa hợp lỗ ban.

→ Duy trì được sinh khí, hạn chế tà khí. Tránh thiết kế lộn xộn đi lại quá nhiều trong khu lăng mỗi khi con cháu tới thắp hương làm ảnh hưởng đến sự yên nghỉ của gia tiên. 

→ Đảm bảo sự cân đối giữa hai bên cả về mộ phần, hạng mục phụ trợ, cây xanh tạo ra sự gần gũi thân thiện mỗi khi tới viếng thăm.

7. Datunhiennb - đơn vị chuyên tư vấn thiết kế miễn phí xây dựng lăng mộ.

Công ty Cổ Phần Đá Tự nhiên NB có trụ sở chính tại số 102 Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội và hệ thống nhà xưởng khắp ba miền từ Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Ninh Bình. Chúng tôi nhận tư vấn và thiết kế miễn phí, thi công và lắp đặt các công trình đá tự nhiên cao cấp, các công trình tâm linh như khu lăng mộ các loại, Biển hiệu đáđá xây dựngđá nội ngoại thấtbiệt thự cao cấptượng phật bằng đá, tượng đácon giống đá, non bộ tiểu cảnh sân vườnnhà thờ và từ đường đình chùamộ và lăng mộ đá, cùng các công trình đá tự nhiên khác. Niềm tin của Quý khách là món quà vô giá mà chúng tôi luôn cố gắng hết mình gìn giữ bằng cái "tâm" của người làm nghề. Hãy gọi cho chúng tôi 0795 102 666 khi Quý khách có nhu cầu mua các sản phẩm đá tự nhiên.