cach-tinh-ngay-thien-di-trung-tang-nhap-mo-cho-nguoi-mat

Cách tính ngày thiên di - trùng tang - nhập mộ cho người mất

Đỗ Thảo 03/05/2019

Trong quan niệm văn hóa Á Đông, việc tính ngày giờ và lễ an táng cho người mất được coi là việc hết sức quan trọng, người ta cho rằng việc ngày tháng năm mất của người mất có ảnh hưởng sâu sắc tới vận mệnh của con cháu và những người sống sau này. Do vậy xuất hiện khái niệm Thiên Di - Trùng Tang - Nhập Mộ. 

Thiên Di - Trùng Tang - Nhập Mộ là gì?

*)  “Nhập mộ”: là người mất “ra đi” và được “nằm xuống” vĩnh viễn, không còn vương vấn trần ai. Thể hiện sự an lành, yên nghỉ. Chỉ cần một “nhập mộ” của tuổi hoặc tháng, ngày giờ là được coi là tốt.

*)  “Thiên di”: là dấu hiệu ra đi do “trời định”, người mất lúc đó được trời đưa đi. Sự ra đi này nằm ngoài mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ trời.

*)  “Trùng tang”: là dấu hiệu ra đi không hợp số phận, không dứt khoát, có nhiều ảnh hưởng tới người ở lại. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải trùng tang mà không có “nhập mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn trùng tang”.

Cách tính Thiên Di - Trùng Tang - Nhập Mộ? 

Có một nguyên tắc khi tính là " Nam khởi thuận từ cung Dần, nữ khởi ngịch từ cung Thân" nghĩa là người mất là Nam thì đếm theo chiều kim đồng hồ và bắt đầu từ cung Dần (như hình bàn tay ở trên) và nữ thì khởi ngược chiều kim đồng hồ và bắt đầu từ cung Thân. Bây giờ bắt đầu tính 

1) Tính Năm mất: Bắt đầu tính từ 10 tuổi và cứ thế cho tới năm chẵn của người mất và cuối cùng cộng thêm số tuổi lẻ, cuối cùng gặp ở cung nào thì lấy cung đó làm cung năm. Ví dụ người mất 75 tuổi thì khởi từ cung Dần là 10 tuổi, Mão là 20 tuổi.... đến 70 tuổi là cung Thân, cộng tiếp 5 tuổi lẻ của người mất sẽ rơi vào năm Sửu, như vậy năm mất là cung Sửu.

2) Tính Tháng mất: Tháng mất là tháng âm lịch của năm, tính tiếp theo cung của năm mất. Tiếp ví dụ trên người mất vào tháng 8 Âm thì ta tính từ cung Sửu (cung năm mất ở trên) ta đếm thêm 8 tháng nữa (khởi đầu là 1, 2. 3....đến 8) sẽ rơi vào cung Dậu - như vậy là tháng mất là Tháng Dậu

3) Tính ngày mất: là ngày âm lịch, tương tự như ngày ta tính từ cung Dậu (cung của tháng mất) và khởi từ mùng 1 rồi đến 2, 3 .... cho đến ngày mất. Tiếp ví dụ trên, giả sử người mất là ngày mùng 3 âm lịch thì rơi vào cung Tý. Ta ghi nhớ mất ngày Tý.

4) Tính giờ mất:  Khở đầu từ cung Ngọ (ngay sau cung ngày mất tính ở trên). Tính giờ mất phức tạp hơn một chút do chúng ta phải biết chính xác giờ mất. Một ngày có 24h và được chia thành 12 cung, như vậy 2 tiếng là một cung và khởi đầu là 11h đêm hôm trước đến, cụ thể.

Căn cứ vào bảng giờ trên suy ra giờ mất. Tiếp ví dụ trên, người mất lúc 8h sáng, nghĩa là mất vào giờ Thìn, bây giờ ta tính tiếp. Ngày mất là ngày Tý, giờ mất là giờ Thìn do đó ta đếm tiếp từ cung sau ngày mất (cung Tý) và khởi đầu từ cung Tý lần lượt cho tới cung Thìn (cung Thìn gặp ở đâu trên bàn tay thì lấy cung đó làm giờ mất) ở ví dụ này giờ mất sẽ rơi vào cung Tị.

Đến đây ta đã có kết quả. Với người mất ở ví dụ trên ta kết luận   Năm mất (Sửu), Tháng mất (Dậu), Ngày mất (Tý), giờ mất (Tị). 

  • Dần - Thân - Tị - Hợi thì là gặp cung Trùng Tang
  • Tý - Ngọ - Mão - Dậu thì là gặp cung Thiên Di
  • Thìn - Tuất - Sửu - Mùi thì là gặp cung Nhập Mộ.

Như vậy ta kết luận: năm mất (Sửu) là Nhập mộ rất tốt, tháng mất (dậu) là Thiên Di không tốt nhưng không quá xấu, Ngày mất (Tý) là Thiên di, giờ mất (tị) là trùng tang. Vậy người mất được 1 nhập mộ,  2 thiên di và 1 trùng tang. 

Hóa giải trùng tang nhập mộ?

Trùng tang là một trong những hạn nặng nhất của người mất, thường khi gia đình có người mất bị trùng tang nặng thì phải mời các thày đến làm lễ, gia đình lập tức gửi vong linh đó lên chùa để "nhốt" lại. Hàng ngày các thày tụng kinh siêu độ, cúng cháo để vong không bị đói khát đi quấy nhiễu. 

Trung tang là một hiện tượng huyền bí ngày nay khoa học chưa chứng minh được, có người tin có người không tin do vậy bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chuyên gia tâm linh của chúng tôi theo số điện thoại 0795 102666 hoặc www.datunhiennb.com.vn